Vòng Thuần Sắc Là Gì? Nguyên Tắc Phối Màu Dựa Trên Vòng Thuần Sắc

Khi bắt đầu các bài học về mỹ thuật hay thiết kế, có nắm rõ kiến thức cơ bản trong lòng bàn tay là điều bắt buộc. Vòng thuần sắc chính là một trong những kiến thức cơ bản cần phải hiểu rõ để có thể làm ra các sản phẩm của mình một cách phù hợp, dễ nhìn, cuốn hút. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thế nào là vòng thuần sắc.

1. Vòng thuần sắc là gì?

Vòng thuần sắc (Tiếng Anh: The color wheel)

Vòng thuần sắc là một công cụ được sử dụng trong lý thuyết màu sắc giúp chúng ta hiểu được mối quan hệ giữa các màu riêng lẻ để sử dụng chúng hiệu quả. Khi nắm được lý thuyết màu sắc, bạn có thể phối hợp các màu khác nhau lại để có thể thiết kế logo, thiết kế đồ họa, vẽ tường, vẽ tranh…không những thế bạn có thể áp dụng cho đời sống như phối quần áo, nội thất, ngoại thất…còn nếu không nắm rõ kiến thức về vòng thuần màu sắc mà chỉ sử dụng nó để làm ra các sản phẩm dựa vào sở thích cá nhân mà không áp dụng vòng thuần sắc thì có thể những sản phẩm được tạo ra sẽ khó nhìn, không hòa hợp.

2. Vòng thuần sắc ra đời như thế nào?

Vòng thuần sắc theo thời gian

Isaac Newton là người đầu tiên sắp xếp màu sắc thành một vòng tròn, hình minh họa xuất hiện đầu tiên trong cuốn sách năm 1704 của ông. Trong các thí nghiệm lăng kính nổi tiếng của mình, Newton đã phát hiện ra bằng cách khúc xạ ánh sáng mặt trời lên tường, ánh sáng trắng được tạo thành từ bảy màu nhìn thấy được: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm và tím. Sau đó, ông sắp xếp bảy màu sắc thành một vòng tròn theo thứ tự chúng xuất hiện.

Theo sau Opticks , các nhà khoa học, nghệ sĩ và nhà văn khác đã sáng tạo ra vòng thuần sắc và lý thuyết của riêng họ, bao gồm cả nhà côn trùng học người Anh Moses Harris, người có vòng thuần sắc trong “Hệ thống màu sắc tự nhiên (1776)” cho thấy nhiều màu sắc khác nhau được tạo ra từ màu đỏ, vàng. và màu xanh dương; và tác giả người Đức Johann Wolfgang Von Goethe, người đã lập luận trong “Lý thuyết về màu sắc (1810)” rằng màu sắc là kết quả của sự tương tác giữa ánh sáng và bóng tối, mặc dù vật lý hiện đại không chấp nhận lý thuyết này. Vô số vòng thuần sắc và sơ đồ qua nhiều thế kỷ cho thấy nỗ lực hệ thống hóa mảng màu sắc dường như vô tận luôn có chỗ cho sự cải tiến.

3. Nguyên tắc phối màu trên vòng thuần sắc?

Thật ra, phối vòng thuần sắc không hề khó khăn. Chúng ta sẽ bắt đầu bằng 3 màu cơ bản nhất, nắm vai trò nền tảng cho tất cả các màu chính là màu đỏ, vàng và xanh dương. Tiếp theo sẽ là màu phụ, màu phụ là sự kết hợp giữa 2 màu cơ bản với tỉ lệ bằng nhau như đỏ pha với xanh dương sẽ ra tím, xanh dương pha với vàng thì ra xanh lá, và vàng pha với đỏ sẽ ra cam. Cuối cùng sẽ là màu bậc 3, cũng giống như cách pha màu trên, bạn chỉ cần lấy 2 màu của màu chính và màu phụ pha với tỉ lệ bằng nhau sẽ ra màu bậc ba. 

Để vẽ vòng thuần sắc bạn chỉ cần sử dụng các màu sắc đã pha với nhau như trên. Bạn hãy để 3 màu cơ bản ở 3 góc khác nhau tạo thành một hình tam giác trên vòng tròn. Sau đó bạn sử dụng dãy màu phụ đặt ở giữa 2 màu cơ bản và tiếp tục làm điều tương tự với màu bậc 3. 

4.Các nguyên tắc phối màu dựa trên vòng thuần sắc

Cách cách phối màu nên biết

Để áp dụng màu sắc trong thiết kế, có tới 6 cách phối màu trong thuần sắc bạn nên sử dụng, bao gồm đơn sắc, tương đồng, tương phản, bộ ba, hình tứ giác.

4.1. Đơn sắc

Cách phối màu này khá đơn giản, bạn chỉ cần sử dụng 1 màu duy nhất và chỉnh sửa theo sắc độ sáng tối để tạo ra một giao diện nhất quán. Tuy nó có thiếu màu sắc nhưng ngược lại trông nó sẽ trông hài hòa, gắn kết, đặc biệt là tối giản.

4.2. Tương đồng

Cách phối màu tương đồng được hình thành bằng 1 màu chính với 2 màu phụ nằm bên cạnh nó trên vòng thuần sắc. Bạn có thể sử dụng thêm 2 màu bổ sung bên cạnh màu phụ, có nghĩa là bạn có thể sử dụng tới 5 màu thay vì chỉ 3 màu. Tuy không có được sự tương phản màu sắc cao nhưng bảng màu này rất phù hợp với các thiết kế mềm mại, nhẹ nhàng.

4.3. Tương phản

Chỉ cần đọc tên thì bạn cũng có thể hình dung ra được, màu tương phản chính là khi 2 màu đối diện trực tiếp nhau trên vòng thuần sắc. Cách phối màu này có độ tương phản màu sắc lớn nhất. Vì vậy, nó sẽ tạo được điểm nhấn của sản phẩm thiết kế, làm nổi bật hình ảnh của bạn. Tuy nhiên, không hiếm các trường hợp không biết cách phối màu tương phản khiến cho sản phẩm nhìn bị rối mắt. Khi sử dụng cách này bạn chỉ cần sử dụng 1 màu làm chủ đạo, màu còn lại làm điểm nhấn thì sản phẩm ra mắt sẽ đẹp hơn. 

4.4. Chia tương phản

Cách phối màu này cũng như phối màu tương phản, nhưng chỉ các ở đây là thay vì 2 màu đối diện trực tiếp nhau thì một bên màu có thể sử dụng 2 màu bên cạnh nó. Tuy không sắc nét bằng tương phản nhưng bù lại cách này sẽ khiến việc lựa chọn và kết hợp màu sẽ dễ dàng hơn. 

4.5. Bộ ba

Để giải thích dễ hiểu, bộ ba là khi 3 màu được bố trí đều nhau xung quanh vòng thuần sắc. Sự kết hợp này sẽ tạo ra độ tương phản cao. Để làm dịu màu, bạn hãy chọn 1 màu làm chủ đạo, tiếp theo điều chỉnh sắc độ 2 màu phụ nhẹ xuống. Kết quả cho sản phẩm của bạn là vừa nổi bật, vừa dễ nhìn. 

4.6. Hình tứ giác

Phối màu tứ giác có 2 loại là hình vuông và hình chữ nhật. Cả 2 đều có điểm tương đồng là kết hợp bốn màu cạnh nhau trên vòng thuần sắc. Nó sử dụng hai cặp màu tương tự nằm đối diện nhau trên vòng thuần sắc. Nhờ đó, sản phẩm tạo ra một màu sắc táo bạo hơn, thu hút thị giác hơn nhưng có thể khó cân bằng. 

 

Sử dụng vòng thuần sắc theo cách của bạn

Cho dù bạn chọn cách phối màu nào, hãy ghi nhớ những gì sản phẩm thiết kế của bạn cần. Nếu bạn cần tạo độ tương phản, hãy chọn bảng màu mang lại cho bạn điều đó. Mặt khác, nếu bạn chỉ cần tìm "phiên bản" tốt nhất của một số màu nhất định, thì hãy thử sử dụng cách phối màu đơn sắc để tìm ra các sắc thái và tông màu hoàn hảo.

 

Bình luận của bạn

chat zalo Chat với chúng tôi qua zalo chat messenger Chat bằng facebook messenger